Với phiên bản CS 5.1 “mới tinh” này, bạn sẽ có dịp tận hưởng thêm một thế mạnh nữa của CS: ghi hình, biên tập và trình diễn video dưới dạng FLV.
Kèm theo đó là hàng loạt tính năng “nóng” khác
như: đánh dấu chú ý (Callouts), chèn nhiều trường audio trên cùng một
đoạn video (Multi-Track), xuất file video sang iPhone…
Bạn tải bản full của CS 5.1 tại http://tinyurl.com/43dfew (dung lượng 33.7 MB, tương thích với mọi Windows).
GHI CHÚ TRÊN VIDEO
Ở phiên bản 5.0, tính năng Callout
mới chỉ cho phép bạn chèn vào một số hình hoạ đơn giản, như nút mũi
tên, ô vuông, hình oval… CS 5.1 đã bổ sung thêm hai hiệu ứng nữa khá
hữu ích như: Spotlight, và Highlighter.
Sau khi đưa đoạn video vừa thu hình vào vùng Timeline, bạn nhấn nút Callouts trong cột Task List (hay vào menu Edit > Callouts) > nhấn nút Add a calloutSpotlight trong mục Shape Type (tô sáng vùng cần chú ý, làm tối vùng còn lại), hay Highlighter Callout (đổ màu cho vùng cần chú ý), rồi điều chỉnh kích thước/di chuyển vùng chọn (hiển thị trên khung video). (biểu tượng dấu +) > chọn kiểu
Với kiểu Highlighter, bạn có thể đổi mày cho vùng chọn (mục Fill Color), thêm chú thích (mục Text),…
Sau khi tạo xong callouts, bạn nhấn nút Finish.
Lưu ý: Bạn có thể tạo
nhiều callout khác nhau trên cùng một đoạn video, và đồng thời trong
cùng một thời điểm. Trường hợp muốn kéo dài hay rút ngắn thời gian hiển
thị callouts, bạn chỉ việc điều chỉnh đối tượng Callouts trong vùng Timeline.
CHÈN NHIỀU TRƯỜNG AUDIO TRÊN CÙNG MỘT ĐOẠN VIDEO
Đây là tính năng vừa
được nâng cấp, hỗ trợ chèn nhiều trường audio trên cùng một đoạn video
cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn trường audio thứ nhất chèn
tiếng thuyết minh bài giảng, trường audio thứ hay chèn tiếng vỗ tay từ
khán giả…
Mặc định, khi ghi hình xong, trường âm thanh của file video vừa được ghi sẽ có tên Audio 1. Để chèn thêm các trường audio, bạn nhấn nút mũi tên bên cạnh nút Tracks trong vùng Timeline, chọn Audio 2 (hoặc Audio 3), sau đó kéo thả file audio cần chèn từ vùng Clip Bin xuống dòng Audio trong vùng Timeline.
TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI FILE FLV BẰNG EXPRESSSHOW
Định dạng FLV hiện nay
đang được sử dụng rất phổ biến bởi tính gọn nhẹ (dung lượng nhỏ, tốc độ
load nhanh). Nắm được xu thế đó, CS 5.1 đã bổ sung thêm tính năng ExpressShow, cho phép bạn tạo một trình chơi FLV có thể đưa trực tiếp vào web, hay blog để chia sẻ cùng mọi người. Ngoài ra, với ExpressShow, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một playlist cho riêng mình, giúp quá trình chuyển tiếp giữa các đoạn video được nhanh chóng hơn.
Để khai thác ExpressShow, trước hết bạn vào menu File > Produce Video AsCustom production settings rồi nhấn Next > chọn định dạng SWF/FLV trong mục Recommended rồi nhấn Next > tại khung Appearance chọn kiểu ExpressShow Template (không có tính năng playlist), hay ExpressShow with TOCFlash Options > trong thẻ Video, đánh dấu trước tuỳ chọn FLV (mục Formats). (Ctrl + P) > chọn (kèm tính năng playlist) > nhấn nút
Bên cạnh đó, bạn có thể thiết lập thêm vài thông số liên quan trong các thẻ: Audio (các thiết lập về âm thanh), Table of Contents (danh sách các file video), Control (trình điều khiển file FLV, cần chú ý đến mục About box options vì đây là lựa chọn để bạn chèn những thông tin cá nhân của mình vào trình chơi file FLV: sẽ hiện ra khi người dùng nhấn nút About trên thanh điều khiển).
XUẤT ĐỊNH DẠNG VIDEO SANG IPHONE
Với tính năng này,
chương trình sẽ tự động chuyển đổi sang định dạng video tương thích với
iPhone (M4V) để bạn có thể chép vào thiết bị một cách dễ dàng. Chỉ cần
vào menu File > Produce Video As (Ctrl + P) > đánh dấu chọn trước mục Prodution Presets > nhấn nút All và chọn iPhone (480×320) từ menu xổ xuống > nhấn Next rồi thực hiện các bước tiếp theo tương tự như việc xuất file với những định dạng khác.
Lưu ý: Để sử dụng được tính năng chuyển đổi này, máy bạn phải cài sẵn QuickTime phiên bản 7.2 trở lên.
TẠO ỨNG DỤNG TRÌNH DIỄN FILE FLASH VỚI CAMTASIA THEATRE
Camtasia Theatre
là một trong những thành phần thuộc CS 5.1, giúp bạn tạo một website
hoàn chỉnh có chứa những đoạn video dạng Flash (FLV, SWF) cùng một
playlist được tự động biên dịch thành file XML.
So với cách làm truyền
thống (đưa trực tiếp file video vào website/blog), việc sử dụng
Camtasia Theatre sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như: tốc độ load
file nhanh hơn, giao diện chuyên nghiệp hơn, có thể tạo ra playlist
game online (dạng Flash), hay các bài hướng dẫn có khả năng tương tác
cao với người dùng…
Để khởi động Camtasia Theatre, bạn vào menu Tools > Camtasia Theatre > tại thẻ Playlist, nhấn nút Add file và duyệt đến các file Flash cần đưa vào danh sách > nhấn nút Add TOC Image nếu muốn thêm hình đại diện cho track video (sẽ được chèn vào vị trí phía trên playlist).
Sau đó nhấn Save and Preview, đặt tên cho ứng dụng tại mục Project name, và thư mục lưu trữ tại mục Save in, rồi nhấn OK để hoàn tất.
Nguyễn Như Thi
Echip - 404
|